I - MEDICAL DATA WAREHOUSE LÀ GÌ?
ONEODP (Kho dữ liệu cho Ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe)
là một hệ thống trung tâm được sử dụng để lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu
liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nó có chức năng tập trung dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau như hồ sơ bệnh nhân, yêu cầu thanh toán y tế, dữ liệu lâm
sàng và thông tin quản lý, …
Căn cứ pháp lý ONEODP:
·
TT 54/2017/TT-BYT
(29/12/2017)
Bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
·
QĐ 5316/QĐ-BYT
(22/12/2020)
Chương trình CĐS Y tế đến năm 2025, định hướng đến năm
2030
·
QĐ 198/QĐ-BYT
(13/01/2021)
Quy định danh mục chuẩn định dạng dữ liệu kết nối liên
thông y tế cơ sở với nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20
·
QĐ 5969/QĐ-BYT
(31/12/2021)
Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Y tế giai đoạn 2021-2025
·
QĐ 1928/QĐ-BYT
(21/04/2023)
Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản
2.1
·
TT 37/2019/TT-BYT
(30/12/2019)
Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành y tế
II. LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ONEODP
ONEODP là một lựa chọn thông minh bởi rất nhiều lý
do. Dưới đây là những lý do khiến nổi bật khiến cho Healthcare Data Warehouse
trở thành một công cụ rất đáng để đầu tư:
- Tạo
nguồn dữ liệu tin cậy và toàn diện: Data Warehouse có tính đảm bảo được
sự chính xác, toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu và có khả năng lấy dữ liệu
từ nhiều nguồn với đa dạng thông tin (hồ sơ bệnh nhân, dữ liệu lâm sàng, dữ
liệu điều trị, dữ liệu kế toán, …). Điều này làm nên sự tin cậy, tính toàn
diện của ONEODP.
- Đưa
ra quyết định kịp thời & tối ưu chi phí: ONEODP cung cấp khả
năng truy cập dễ dàng và nhanh chóng đến thông tin y tế của bệnh nhân từ
nhiều nguồn khác nhau. Việc có dữ liệu chính xác và đã được tổng hợp sắp xếp
một cách nhất quán giúp các chuyên gia và nhà quản lý Y tế đưa ra quyết định
kịp thời và chính xác hơn. Thông qua việc phân tích dữ liệu, họ có thể tối
ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí
liên quan đến chẩn đoán và điều trị.
- Cải
thiện trải nghiệm của khách hàng/bệnh nhân: ONEODP giúp tăng cường
trải nghiệm của bệnh nhân bằng cách cải thiện quy trình chăm sóc. Nhà cung
cấp dịch vụ y tế có thể nhanh chóng truy cập vào thông tin bệnh nhân, tối
ưu hóa lịch trình và tương tác với bệnh nhân một cách chủ động hơn. Bệnh
nhân cũng có thể truy cập dễ dàng và an toàn vào hồ sơ y tế cá nhân của
mình, theo dõi tiến trình điều trị và tham gia tích cực vào quyết định về
sức khỏe của mình.
- Cá
nhân hóa và Cải thiện chất lượng dịch vụ Y tế - Chăm sóc sức khỏe: ONEODP cung cấp cái nhìn chi tiết về từng bệnh nhân, bao gồm tiền sử bệnh, yếu tố
nguy cơ và phản ứng với điều trị. Điều này cho phép nhà cung cấp chăm sóc
y tế cá nhân hóa phương pháp chẩn đoán và điều trị, từ đó đảm bảo chất lượng
chăm sóc cao hơn và giảm thiểu sai sót y tế.
- Cung
cấp hạ tầng thực hiện phân tích chuyên sâu và dự đoán: Cuối cùng, đầu
tư vào ONEODP cung cấp cơ sở hạ tầng để thực hiện các phân tích sâu
hơn và thông qua việc mô hình hóa có thể dự đoán xu hướng, cải thiện hiệu
suất toàn diện trong ngành chăm sóc sức khỏe. Từ đó, doanh nghiệp/tổ chức
có thể quản trị nguồn lực hiệu quả và đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ
y tế
III - KIẾN TRÚC ONEODP
Kiến trúc của một Healthcare Data Warehouse vẫn tuân thủ kiến
trúc của một Data Warehouse điển hình gồm 4 Layers (lớp):
Layer 1: Data Source (Nguồn dữ liệu)
Bao gồm các nguồn dữ liệu Y tế từ bên trong và bên ngoài; phổ
biến là: EHR, EMR, ERP, CRM, hệ thống quản lý khiếu nại, …
Layer 2: ETL (Extract, Transform, Load - Trích xuất, Chuyển
đổi, Tải)
ETL là quy trình rất quan trọng để đảm bảo dữ liệu được chuẩn
hóa tương thích với hệ thống Data Warehouse. Trong quá trình biến đổi, dữ liệu
có thể được chuyển đổi sang định dạng chuẩn, loại bỏ dữ liệu trùng lặp, kiểm
tra tính toàn vẹn và hợp lệ, và cải thiện hiệu suất truy xuất.
Layer 3: Data Storage Layer (Layer lưu trữ)
Lớp này thường được cấu trúc và bao gồm các Data Marts định
hướng lưu trữ và phân tích cho một khối vận (kế toán, nhân sự, hàng tồn kho,…)
hoặc một chuyên khoa (Nhi khoa, X quang, Phụ khoa,…).
Layer 4: Presentation Layer (Layer trình bày)
Lớp này cung cấp các công cụ phân tích, báo cáo, Data
Mining, truy vấn dữ liệu và các tính năng khác để người dùng có thể nắm bắt và
hiểu thông tin Y tế một cách dễ dàng và hiệu quả.
IV
- CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH ONEMDS
4.1. Về mặt hiệu suất:
- Hỗ
trợ materialised view.
- Lập
chỉ mục (Index) dữ liệu bệnh nhân.
- Caching
kết quả để tăng tốc độ truy xuất.
- Tự động
điều chỉnh tài nguyên máy tính để tăng hiệu quả.
4.2. Về khả năng truy vấn:
- Xử
lý truy vấn hiệu quả và nhanh chóng.
- Hỗ
trợ khả năng học máy (machine learning) để phân tích dữ liệu.
4.3. Về mặt bảo mật dữ liệu:
- Bảo
mật dữ liệu ở mức độ chi tiết cho từng dòng và cột.
- Xác
thực đa yếu tố (multi-factor authentication).
- Ẩn
thông tin nhạy cảm trong dữ liệu y tế (dynamic masking).
- Định
kỳ đánh giá và phát hiện các mối đe dọa.
- Tuân
thủ các quy định liên quan (HIPAA, HITECH, FDA).
- Mã
hóa dữ liệu y tế khi lưu trữ và truyền dữ liệu.
4.4. Về mặt tích hợp dữ liệu:
- Tích
hợp dữ liệu y tế có cấu trúc, bán cấu trúc và không có cấu trúc từ hệ thống
hồ sơ bệnh án điện tử, phần mềm quản trị nguồn lực (ERP), hệ thống quản lý
nhân sự (HR), hệ thống quản lý yêu cầu bồi thường và cơ sở dữ liệu y tế
công cộng.
- Tích
hợp dữ liệu lâm sàng dựa trên ETL.
- Quản
lý dữ liệu y tế theo cách kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn.
4.5. Về mặt lưu trữ:
- Lưu
trữ siêu dữ liệu (metadata).
- Lưu
trữ thông tin sức khỏe được bảo vệ (PHI).
- Lưu
trữ dữ liệu tích hợp, tổng hợp, lịch sử hoặc theo chủ đề.
- Hỗ
trợ môi trường lưu trữ Cloud, On-premise hoặc Hybrid.
4.6 An toàn thông tin:
- Luật
An toàn thông tin mạng 2015
- NĐ
13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- NĐ
47/2020/NĐ-CP quy định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan
nhà nước, dữ liệu mở
- NĐ
85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ
- thống
thông tin theo cấp độ
- Thông
tư 46/2018/TT-BYT – quy định hồ sơ BA điện tử
- Thông
tư 54/2015/TT-BYT Bộ tiêu chí ứng dụng