Xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và điện toán biết nhận thức vào quản lý bệnh viện và sở y tế
Mục Lục
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng thành công các giải pháp công
nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý cũng như chất lượng và hiệu
quả khám chữa bệnh, ngày 23/6, Công ty CP Phần mềm trực tuyến và TMĐT
OneNET phối hợp với Sở Y tế Yên Bái cùng với 3 đối tác của công ty là
Viện Công nghệ thông tin – Trường ĐHQGHN, IBM Việt Nam và Công ty Five9
Việt Nam tổ chức buổi hội thảo mang tên “Xu thế ứng dụng CNTT và Điện
toán biết nhận thức của IBM trong quản lý bệnh viện và Sở Y tế”. Tham dự
hội thảo là các cán bộ Sở Y tế Yên Bái, lãnh đạo và các cán bộ phụ
trách công nghệ thông tin cùng các bác sĩ của các cơ sở KCB trên địa bàn
tỉnh.
Về xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện và sở Y tế, ông Phạm Huy Triều, Giám đốc công ty
OneNET cho rằng 2 năm gần đây, công nghệ thông tin được áp dụng trong
ngành Y tế với tốc độ rất nhanh, ở hầu hết các bệnh viện, do đó mà hiện
giờ chúng ta có một nguồn dữ liệu rất lớn. mục tiêu lúc này là tiếp tục
tập trung hoá dữ liệu để quản lý, phân tích và khai thác nhằm phục vụ
bệnh nhân tốt hơn nữa. Để thực hiện được điều này thì cách tốt nhất là
phải số hoá dữ liệu triệt để tại các cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó,
ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác nghiên cứu khám chữa bệnh cũng là
những xu thế đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Y tế phải có những
nỗ lực lớn để theo kịp.
Phân tích sâu hơn về chủ đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác chẩn đoán khám chữa bệnh, ông Trần Nguyên Vũ, Giám đốc nhóm Giải pháp phần mềm, IBM Việt Nam đã trình bày với hội thảo về ứng dụng Điện toán biết nhận thức của IBM trong hỗ trợ phân tích chẩn đoán và điều trị ung thư trên thế giới (Watson cho ung thư). Watson, với khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và các dữ liệu phi cấu trúc, cùng với cơ sở dữ liệu về ung thư khổng lồ được nhập bởi các đơn vị y tế chuyên về ung thư trên thế giới, có khả năng đọc và phân tích hàng chục triệu dữ liệu khác nhau để đưa ra gợi ý điều trị với xác suất thành công lớn nhất cho các bác sĩ. Ông Vũ nhận định, nếu có thể ứng dụng Watson tại Việt Nam, khoảng cách giữa điều trị ung thư giữa Việt Nam và thế giới sẽ được rút ngắn rất nhiều. Công tác chuẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ hiệu quả hơn.
Đại diện cho các đơn vị y tế của tỉnh Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ và Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên đã có những bài tham luận về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là việc đào tạo cán bộ công nghệ thông tin và áp dụng các phần mềm quản lý bệnh viện tại đơn vị mình trong thời gian qua cũng như những điểm thành công nổi bật và các hạn chế cần điều chỉnh của các phần mềm. Phần mềm OneMES của công ty OneNET đã giải đáp được các bài toán cụ thể của các đơn vị trong việc tập hợp dữ liệu, báo cáo, quản lý bệnh án, quản lý dược, quản lý viện phí… Ngoài ra, những tính năng mới được cập nhật của phần mềm này cũng rất thực tế và phù hợp nhu cầu cụ thể của bệnh viện, có khả năng hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý bệnh viện.
Viện Công nghệ Thông tin, trường ĐHQGHN cũng mang đến hội thảo một ứng dụng hỗ trợ quản lý và chẩn đoán hình ảnh PACS, đây là hệ thống PACS đúng nghĩa đầu tiên của Việt Nam với nhiều tính năng nổi bật như có thể làm rõ mạch máu, thận hoặc gan trong trường hợp cần quan sát kỹ mạch máu; tính năng dựng 3D với các lát cắt hình ảnh và khả năng thay đổi những lát cắt hoặc bóc tách lớp để quan sát kỹ hơn từng vị trí, hỗ trợ cho việc dựng hình ảnh trước phẫu thuật, tăng độ chính xác và giảm thời gian phẫu thuật. Đặc biệt hệ thống PACS có thể kết nối trực tiếp với phần mềm quản lý bệnh viện OneMES để nhận thông tin chỉ định chụp từ bác sĩ điều trị và đồng thời cũng tự động gửi thông tin kết quả chụp về phần mềm OneMES.
Phần thảo luận cuối chương trình đã thu hút được sự quan tâm và ý kiến của nhiều cán bộ quản lý, cán bộ CNTT và bác sĩ tham dự. Các câu hỏi đặt ra xoay quanh các vấn đề về bảo mật, về ứng dụng cho các bệnh viện với đặc thù khác nhau, các liên kết cần thiết với các phần mềm khác như phần mềm quản lý bảo hiểm và chi phí thực hiện…
Giám đốc sở Y tế Yên Bái, ông Nguyễn Văn Tuyến đánh giá rằng đây là một buổi hội thảo bổ ích, có thể triển khai, tạo bước đột phá cho y tế Yên Bái. Ông cũng đề nghị kiểm tra lại việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở, đơn vị nào chưa hoàn chỉnh cần phải thực hiện hoàn chỉnh trong năm nay; rà soát để đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng quy trình. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần trú trọng phát triển nhân lực CNTT có tâm huyết có trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc.
- OneTMP - nền tảng khám chữa bệnh từ xa tiên tiến – Make in Vietnam.
- Onenet vinh dự được chính phủ trao nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam.
- OneMES - một nền tảng cho chuyển đổi số bệnh viện
- Onenet – cung cấp hệ thống quản lý bệnh nhân điều trị Covid-19 cho các bệnh viện dã chiến.
- Hội nghị đối tác dữ liệu mở Châu Á - AODP 2021
- Công ty ONENET được vinh danh TOP 10 ICT 2021
- Vận hành, đánh giá hệ thống hỗ trợ y học từ xa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- Những thông tin cần biết về thẻ BHYT điện tử
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết hợp đồng với liên danh nhà thầu thực hiện dự án hỗ trợ Y học từ xa
- Hệ thống quản lý Bệnh án điện tử OneEMR được đánh giá cao tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam
- Amazon ra mắt dịch vụ phân tích bệnh án bằng công nghệ máy học
- Lãnh đạo ONENET dự hội thảo và giới thiệu sản phẩm tại Hàn Quốc
- Trí tuệ nhân tạo IBM Watson được ứng dụng để hỗ trợ điều trị ung thư tại Việt Nam
- Nghiệm thu phần mềm Quản lý Bệnh viện Quân đội tại Viện y học phóng xạ và U bướu Quân đội